Tuỳ theo mục đích sử dụng, thời gian sử đụng và sự nhân bố khối lượng công tác có thể chia hay phân loại các công trình đất như sau:
THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Gồm các công trình như: đê, đập, mương máng, đường đi, bãi chứa, công trình phục vụ các phần thi công tiếp theo như hố móng, lớp đệm…
THEO THỜI GIAN SỬ DỤNG
Sử dụng lâu dài như đê, đập, đường sá…; sử dụng ngắn hạn như đê quai, đường tạm, hố móng, mương rãnh thoát nước.
THEO SỰ PHÂN BỐ KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC
Chia công trình tập trung như hố móng, san ủi mặt bằng… và công trình chạy dài như đê, đập, đường sá…
Trong công tác thi công đất, người ta phân chia ra các dạng công tác chính như sau:
- Đào đất: là hạ độ cao mặt đất tự nhiên xuống bằng độ cao thiết kế. Thể tích đất đào thường được ký hiệu là (V+).
- Đắp đất: là nâng độ cao mặt đất tự nhiên lên độ cao thiết kế. Thể tích đất đắp thường được ký hiệu là (V–).
- San đất: là làm bằng phẳng một diện tích đất nào đó. Trong san đất bao gồm cả hai việc đào và đắp, lượng đất trong khu vực san vẫn giữ nguyên, nhưng cũng có trường hợp san đất kết hợp với đào đất đi hoặc đắp thêm vào; trong trường hợp này người ta phải vận chuyển đất đi nơi khác đổ hoặc vận chuyển từ nơi khác đến đắp thêm vào.
- Bóc đất tầng phủ: nghĩa là lấy đi một lớp đất không sử dụng được cho công trình trên mặt đất tự nhiên như lớp đất mùn, đất lẫn nhiều thực vật hay bị ô nhiễm.
- Bóc đất: là đào đất nhưng không theo độ cao nhất định để đạt cốt thiết kế mà theo độ dày của lớp đất cần bỏ đi.
- Lấp đất: là làm cho những chỗ trũng cao bằng khu vực xung quanh. Lấp đất thuộc vào cóng tác đắp đất, nhưng độ cao nhụ thuộc vào độ cao tự nhiên của khu vực xung quanh hoặc độ sâu của vùng đất yêu cầu xử lý.
Đá xây dựng được lấy từ đâu?
XEM THÊM