Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Đăng ngày 07/10/2021

San lấp mặt bằng thực chất là làm gì?

San lấp mặt bằng là một công việc trong thi công mục đích để làm bằng phẳng nền đất cho một công trình xây dựng hoặc một mặt bằng nằm trong kế hoạch quy hoạch từ một mảnh đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau. Công việc san lấp mặt bằng lúc này chính là dùng đất ở các vùng cao hơn để đắp vào những vùng lũng trũng.

Từ đó làm phẳng bề mặt địa hình của vùng đất đúng theo mong muốn của chủ thầu, chuẩn theo bảng mẫu thiết kế, đồng thời phải có độ dốc thoát nước. Như vậy, thực chất công việc san lấp mặt bằng là bao gồm các công tác đào đất và vận chuyển đất đi lắp lại ở vùng đất trũng khác

Phân loại công tác san lấp 

Công tác san lấp mặt bằng được chia ra thành 2 dạng như sau:

  • San lấp theo điều kiện khống chế, chống đối trước cốt cao độ mặt bằng sau san, mà không cần chú ý lắm đến khối lượng đất thừa hay đất thiếu.
  • San lấp đất theo yêu cầu về khối lượng đất khi san. Gồm có các trường hợp: san cân bằng khối lượng đào với khối lượng đắp, san với điều kiện chủ định chừa ra một khối lượng đất sau san (có nghĩa là đào nhiều hơn đắp) hoặc cố ý bổ xung thêm một lượng đất trước san (đắp đất nhiều hơn đào).

Các tiêu chuẩn trong thi công san lấp mặt bằng mới nhất hiện nay

Hiện nay, theo quy định của pháp luật. Quá trình thi công và giám sát các công trình san lấp mặt bằng sẽ được căn cứ theo một số điều lệ sau:

  • Theo nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16-12-2004 về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
  • Tiêu chuẩn số TCVN 4447:87 về công tác đất và quy phạm trong thi công, nghiệm thu.
  • Tiêu chuẩn số TCVN 4453:1995 về quy phạm trong thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông cốt thép.
  • Lập hồ sơ cho các thiết kế công trình thi công.

Một số tiêu chuẩn cần đạt được của một mặt bằng sau khi san lấp

  • Cao độ được thiết kế trung bình.
  • Độ dốc mặt bằng khi đã san nền.
  • Mái dốc phần đất đã đắp.
  • Mái dốc phần đất đã đào.
  • Độ bền chặt của nền đã san lấp.

San nền ở đây chủ yếu là nền đắp. Lúc này toàn bộ diện tích đất dư ở vùng cao hơn sẽ được san gạt và đầm nén theo từng lớp dày. Bù đắp qua cho vùng đất thấp đầm nén với độ chặt.

Tiêu chuẩn của cát trong san lấp

Xác định tiêu chuẩn, yêu cầu chung cảu cát trong san lấp sẽ được tính toán hoặc thí nghiệm dựa trên nhiều yếu tố. Hoặc dựa trên tiêu chuẩn chung về cát trong xây dựng. Thông thường, cát sẽ được dùng tùy thuộc vào mỗi công trình san lấp khác nhau. Và tùy thuộc vào mỗi đặc tính của công trình san lấp đó.

Để biết được tiêu chuẩn của cát trong thi công san lấp nền, san lấp mặt bằng. Thì cần phải có những đánh giá, thí nghiệm từ các kỹ sư hoặc chuyên gia. Thông thường, các loại cát dùng để san lấp, sau khi khai thác xong cần phải được thí nghiệm để xem có đạt yêu cầu hay không.

Các bước cụ thể trong quy trình san lấp mặt bằng hiện nay

Bước 1: Dọn dẹp sơ bộ mặt bằng 

Đây là công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong khâu chuẩn bị thực hiện san lấp mặt bằng. Bạn cần phải thực hiện giải phóng toàn bộ và sạch sẽ mặt bằng công trình của mình. Ví dụ như các cây cối, các chướng ngại vật… Lúc này bạn có thể lựa chọn đốt hay dọn dẹp sao cho gọn gàng hơn.

Bước 2: Loại bỏ các lớp đất ở bên trên

Trong quy trình san lấp mặt bằng thì việc loại bỏ các lớp đất phía trên là điều rất cần thiết. Vì ở đó có chứa các loại sỏi đá, rác, cây cỏ… Sau đó bạn cần phải đảm bảo được các phương pháp cho việc tiêu thoát nước để toàn bộ bề mặt thi công được giải phóng hoàn toàn. 

Bước 3: Tiến hành đào đất ở vùng đất cao

Hãy đảm bảo rằng khi bạn tiến hành đào đất thì nó phải đảm bảo được chiều sâu đúng theo bản vẽ. Đồng thời cũng cần phải cân nhắc đến điều kiện kinh tế của gia chủ nữa. Ví dụ như với lớp đá ở bên trên nó có tính chất cứng. Vì vậy nên ta không thể dễ dàng phá bỏ được. Thay vào đó chúng ta nên sử dụng vật liệu chuyên dụng hoặc tiến hành di dời chúng đi vị trí khác. Còn với những  loại đất đơn giản còn lại thì chúng ta cứ tiến hành theo cách thông thường. 

Bước 4: Tiến hành san lấp mặt bằng như thế nào cho hiệu quả?

Khi tiến hành lắp đất bù vào vùng trũng thấp trong quy trình san lấp mặt bằng. Bạn cần phải đảm bảo thực hiện hoàn thành tất cả các công việc đắp. Bao gồm cả đắp mặt bằng và đắp chân taluy. Bên cạnh đó bạn cũng nên nhớ là không được lấp đất ở bất kỳ vị trí nào khác. Khi mà chưa được sự chấp nhận và kiểm tra của các chủ đầu tư. Nếu như có những khu vực nào mà có đất xốp nhẹ hay dễ bị xói lở. Thì lúc này bạn cần phải tháo dỡ bỏ và đắp lại nếu khi chủ đầu tư yêu cầ

Bước 5: Công tác đầm đất trong 

Để đảm bảo cho toàn bộ quy trình san lấp mặt bằng diễn ra thuận lợi, an toàn hơn. Thì bạn cần phải để ý đến công tác dầm. Trước tiên là phải kiểm tra kỹ sơ đồ lu, công lu cũng như những tính năng hoạt động khác của các thiết bị. Lưu ý là trước khi tiến hành dầm hãy đảm bảo rằng vật liệu được trải ra và khống chế độ ẩm tốt.

Khi tiến hành dầm đất cũng phải thực hiện tuần tự theo tiến trình cụ thể. Đồng thời đảm bảo liên tục chiều dày của các lớp đất, cũng như số lượt dầm nhé. Và trước khi trả dầm thì các lớp dầm đó phải được đánh xờm trên bề mặt bằng các phương pháp chuyên dụng nhất.

Bước 6: Tiến hành thi công rãnh thoát nước cho khu vực san lấp

Rãnh thoát nước khi thi công sẽ được bố trí dọc theo phần mép của khu vực sàn nền. Khoảng cách tốt nhất chính là cách mép sàn khoảng 3m. Toàn bộ hệ thống rãnh thoát nước này chỉ để phục vụ chủ yếu cho công tác nền trong suốt quá trình xây dựng. Việc tận dụng việc làm này có thể để sau này có thể ứng dụng tiếp tục làm cống rãnh thoát nước cho nhà.

Bước 7: Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu công việc san lấp mặt bằng

Ở đây bạn cần kiểm tra độ dốc ngang và dọc của nền. Ngoài ra còn kiểm tra đầy đủ về độ cao của mặt nền. Cũng như chất lượng đắp đất và khối lượng thể tích khô. Bạn nên để ý đến những vấn đề này và kiểm tra một cách cẩn thận. Để đảm bảo cho quy trình san lấp mặt bằng được diễn ra an toàn và chất lượng nhất nhé.