Đăng ngày 03/11/2021
Móng nhà là phần kết cấu bên dưới cùng của ngôi nhà bằng gạch, đá hộc hoặc bê tông…. Móng nhà là phần chịu tải toàn bộ tải trọng. Móng nhà là yếu tố quyết định sự bền vững của công trình.
Dưới đây là một số loại móng nhà được phân chia theo từng chức năng riêng:
Dựa vào quy mô, người ta lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Sử dụng móng nông 3 loại: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc.
Móng bằng là dải móng thiết kế chịu lực và nối điểm cọc của móng. Tùy theo điều kiện và đặc điểm của công trình chúng ta sẽ có 2 loại móng băng.
Chỉ nên dùng móng băng khi mà chiều rộng móng đối đa khoảng < 1,5m. Nếu lớn hơn 1,5m nên sử dụng loại móng khác, như là móng bè xây dựng nhà.
Móng đơn là móng đỡ bằng trụ cột, đế. Móng đơn nằm riêng lẻ và hình dạng là hình vuông, chữ nhật… Móng đơn sử dụng nhiều trong công trình nhỏ lẻ có chi phí thi công thấp trong các loại móng.
Móng đơn thường gọi là móng trụ, móng cốc theo cách gọi dân gian cách thi công nhanh chi phí thi công các loại móng sẽ giảm khá nhiều cả vật tư lẫn nhân công.
Móng bè một bản lớn dưới cột rộng theo chiều 2 phương, lợi ích móng bè thi công trên mặt đất, đào không sâu trên mặt bằng lớn tận dụng một lớp đất tốt bên trên.
Bề dày móng bè từ 0.5 đến 2m theo 2 phương chịu lực, cốt thép bố trí 2 lớp, lớp trên giữ bởi giá đỡ.
Móng cọc dùng phổ biến nhất trường hợp tải trọng công trình lớn hay điều kiện địa chất yếu, móng cọc được xem là giải pháp thuận lợi do đặc tính phong phú cấu tạo vật liệu học của cọc.
Tùy theo vật liệu làm các loại móng nhà nên tên các loại móng cũng hình thành. Cụ thể như:
Cấu thành các loại gạch nung, gạch không nung. Móng này sử dụng cho nhà cấp 4 xây gạch, nhà tạm, công trình phụ tải trọng nhỏ.
Khuyến cáo nơi có nền đất yếu, địa chất từng là hồ, đầm ngập nước không nên xây móng nhà bằng gạch.
Sử dụng công trình quy mô lớn. Loại vật liệu này phù hợp những nơi có nguồn nguyên liệu địa phương. Điển hình thường là xây móng nhà bằng đá các khu vực vùng núi.
Thiết kế móng nhà loại này thường rất ít được lựa chọn. Đây là phương án dùng cọc tre hoặc cọc gỗ để gia cố trong trường hợp nền đất yếu.
Trường hợp dùng làm móng cũng chỉ sử dụng khi đó là công trình nhà tạm, ít kiên cố và yêu cầu chi phí làm móng thấp.
Loại móng nhà bền chắc nhất áp dụng cho mọi loại địa hình, mọi điều kiện địa chất. Móng làm bằng bê tông cốt thép có nhiều ưu việt tuổi thọ, độ chịu lực, độ chắc chắn….
Là sự kết hợp 2 hoặc nhiều loại vật liệu phù hợp với yêu cầu thiết kế chi phí đầu tư. Một trong cách nguyên vật liệu chắc chắn dùng cho các loại móng nhà hỗ hợp này là bê tông.
Xét trên góc độ cách tạo nền móng có thể phân chia móng nhà thành 2 loại:
Đây là phương pháp chắc chắn, có độ bền cao được sử dụng rộng rãi. Loại móng này là sự liên kết các loại vật liệu: bê tông, bê tông cốt thép, đá hộc.
Loại móng thiết kế kết cấu có sẵn thi công làm móng nhà lắp ghép thành hình khối mong muốn. Ưu điểm thời gian thi công nhanh, độ bền cao.
Gồm có 2 loại trọng tĩnh và trọng động.
Loại móng này áp dụng các công trình nhà ống, nhà phố, biệt thự, trường học… công trình dân dụng, công nghiệp ít có biến động trong địa chất.
Kết cấu móng loại này áp dụng cho công trình chịu tải trọng lớn, giao động cao như: móng cao tầng, công trình cấu, trục cầu. Thi công móng độ chịu tải trọng tốt tuy nhiên chi phí rất cao không phù hợp nhà dân dụng.
Đá xây dựng được lấy từ đâu?
XEM THÊM